Các loại hợp đồng liên quan đến quá trình xây dựng một căn nhà từ khi có ý tưởng đến khi hình thành có thể bao gồm rất nhiều: giao khoán nhân công, xây nhà trọn gói, cung ứng vật tư, vật liệu, hợp đồng thiết kế.....
Muốn quản lý tốt về chất lượng công trình cũng như tiết kiệm chi phí khi làm nhà bạn cần nắm vững các loại hợp đồng này, để biết thêm nội dung và cách tối ưu chi phí làm nhà bạn có thể xem bài viết Bí quyết tính toán và tối ưu chi phí làm nhà
Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công xây dựng nhà ở
Hợp đồng làm nhà mới nhất dựa trên cơ sở thông tư 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016, tuy nhiên đây chỉ là nguyên tắc chung hướng dẫn thực hiện.
Hợp đồng làm nhà hoặc bất kỳ loại hợp đồng nào khác là phải đầy đủ, rõ ràng thể hiện rõ nội dung công việc, quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan… tránh xảy ra tranh chấp mâu thuẫn trong quá trình thực hiện.
Dựa trên những quy định chung của nhà nước và kinh nghiệm thi công nhiểu công trình nhà ở tư nhân, chúng tôi xin gửi đến các bạn mẫu hợp đồng giao khoàn nhân công đầy đủ và chi tiết nhất.
Đây là hợp đồng chi tiết, đầy đủ được chúng tôi biên soạn và áp dụng hiệu quả trong thực tế. Tuy nhiên yêu cầu công việc và điều kiện thi công của các gia đình là khác nhau. Khi áp dụng, tùy theo thực tế nhà mình bạn cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Về nguyên tắc khi ký kết hợp đồng giao khoán nhân công, bạn chú ý một số vấn đề cơ bản sau:
Cơ sở ký kết hợp đồng.
Cơ sở pháp lý ký kết hợp đồng giao khoàn nhân công dựa vào: Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Nghị 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và thông tư 09/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng về hướng dẫn thực hiện hợp đồng thi công xây dựng công trình. Ngoài ra khi ký hợp đồng động làm nhà, đặc biệt là hợp đồng theo hình thức trọn gói hoặc khoán nhân công bạn cũng cần căn cứ vào các cơ sở pháp lý khi làm nhà.
Để biết rõ hơn về pháp lý làm nhà bạn có thể xem tại cấp phép xây dựng nhà ở theo thông tư 15/2016/TT-BXD
Nội dung công việc.
Phần này bạn phải ghi chi tiết, cụ thể tất cả các công việc trong nhà và ngoài nhà theo trình tự tự khi bắt đầu đến khi kết thúc công việc. Một số công việc dưới đây, chủ nhà và bên nhận thầu thường hay không thông nhất từ đầu dễ gây nhầm lẫn khi thanh toán:
- Giải phóng mặt bằng, đào móng, lấp móng: phải quy định rõ trách nhiệm thuộc bên nào, thông thường chi phí này do chủ nhà phải chịu
- Bể nước ngầm, bể phốt:
Nếu các hạng mục này nằm trong phạm vi móng công trình thì bên nhận thi công phải chịu trách nhiệm thi công, nếu đặt bên ngoài phạm vi móng công trình thì chủ nhà là phía phải chịu. Một số trường hợp bên nhận thầu tư vấn cho chủ nhà đặt bể nước, bể phốt ngoài công trình và tính thêm chi phí phát sinh gây lãng phí nhân công, vật liệu không cần thiết, bạn nên lưu ý điều này.
- Phần mái cửa sổ, sàn phụ (gác xép), mái đua, mái chéo.
Cần thống nhất đơn giá thi công theo từng loại diện tích m2 sàn bê tông cụ thể: sàn mái các tầng, mái chéo, mái đua, sàn phụ nhà vệ sinh, mái che cửa sổ..., các loại diện tích này có đơn giá khác nhau. Một số trường hợp không thống nhất từ đầu dễ gây hiểu nhầm, tranh cãi khi thanh toán hợp đồng.
- Lợp mái ngói, đắp bờ chảy
Trong trường hợp mái lợp ngói, cần thống nhất đơn giá trên m2 là bao nhiêu đã bao gồm công lợp mái, đắp bờ mái, vệ sinh mái hay chưa...
- Chống nóng: chi phí thi công chống nóng (nếu có) cho công trình cũng cần phải được thống nhất từ đầu, tránh việc tranh chấp sau này
Yêu cầu kỹ thuật
Phần này bạn ghi rõ yêu cầu công việc và biện pháp thực hiện. Ví dụ:
- Sử dụng loại cốp pha nào: cốp pha gỗ, thép, phin
Các loại cốp phá khác nhau, giá thành và chất lượng công việc cũng khác nhau
- Bê tông cần đổ là bê tông thương phẩm hay đỗ thủ công
- Yêu cấu thời gian tháo dỡ cốp pha…
- Yêu cầu chất lượng công việc và biện pháp thi công đặc biệt nếu có.
Cách tính khối lượng thanh toán.
Đây là phần dễ gây tranh cãi nhất trong hợp đồng, vì vậy phải thống nhất rõ:
- Diện tích tính tính khối lượng có bao gồm diện tích đua sàn, ô văng, sàn phụ, mái che cửa sổ hay không? Nếu có là bao nhiều?
- Diện tích mái chéo được tính như thế nào? Theo phương vuông góc mặt bằng hay mặt mái?
- Cách đo diện tích là đo phủ bì phần hoàn thiện hay diện tích bê tông phần thô…
Tiến độ thi công công, thời điểm thanh tạm ứng, thanh toán
Phần này bạn và bên nhận khoán tự thỏa thuận và thống nhất. Về nguyện tắc tiền tạm ứng và thanh toán tương ứng với mức độ hoàn thành công việc.
Hợp đồng thiết kế nhà ở.
Hợp đồng thiết kế nhà ở có nhiều loại: thiết kế kiến trúc, nội thất, cảnh quan sân vườn. Thông thường nếu không nói gì thì được hiểu là hợp đồng thiết kế kiến trúc: gồm thiết kế kiến trúc, phối cảnh, kết cấu, điện nước, có thể có cả dự toán công trình.
Nội dung công việc có thể khác nhau nhưng mẫu hợp đồng thiết kế là như nhau. Về hợp đồng thiết kế bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nội dung thiết kế và quy trình triển khai công việc.
- Cần thể hiện rõ nội dung hồ thiết kế bao gồm những phần việc nào: kiến trúc, nội thất, ngoại thất, điện nước, thống kế, dự toán, phối cảnh công trình, giám sát tác giả, giám sát thi công… Nội dung thiết kế khác nhau đơn giá thiết kế cũng khác nhau. Vì vậy bạn chỉ nên thuê những phần việc cần thiết và có hiệu quả.
- Mỗi đơn vị thiết kế đều có quy trình triển khai riêng, bạn cần nắm được để phối hợp thực hiện cùng đơn vị thiết kế: cách làm việc, tạm ứng, thanh toán...
Đơn giá thiết kế:
Đơn giá thiết kế nhà ở thông thường tính bằng số tiền thiết kế trên diện 1m2 sàn, mái. Đơn giá này trên thị trường rất khách nhau, tùy thuộc yêu cầu thiết kế đơn giản hay phức tạp, thành phần hồ sơ nhiều hay ít, chất lượng thiết kế…
Khối lượng hợp đồng
Khối lượng thanh toán hợp đồng là tổng diện tích phủ bì sàn, mái.
Tiến độ tạm ứng và thanh toán.
Thông thường là 50% sau khi ký hợp động và 50% sau khi đơn vị thiết kế hoàn thành và giao hồ sơ.
Điều khoản chung.
Ngoài ra các bạn cần lưu ý một số điều khoản chung của hợp đồng: phát sinh, thay đổi thiết kế, giám sát tác giả, có hỗ trợ giám sát thi công trong quá trình thi công hay không?
Hợp đồng làm nhà trọn gói.
Bạn có thể tìm hiêu thêm các vấn đề liên quan khác đến quá trình chuẩn bị làm nhà ở đây
Trong số các loại hợp đồng làm nhà, hợp đồng xây nhà trọn gói là loại hợp đồng phức tạp nhất vì giá trị lớn, nhiều nội dung phức tạp. Chủ nhà và cả bên nhận thầu cần hết sức thận trọng khi tiến hành soạn thảo và ký kết hợp đồng.
Để đảm bảo quyền lợi của bạn và bên nhận thầu bạn cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:
Yêu cầu hồ sơ thiết kế.
- Đầy đủ, chính xác, chi tiết tất cả công việc cần làm: kết cấu móng, khung nhà, chi tiết xây, chi tiết hoàn thiện, thiết kế điện nước, hệ thống kỹ thuật, chống thấm, chống nóng, sơn bả, chi tiết lan can cầu thang, cửa đi, cửa sổ…
- Thống kê đầy đủ số lượng, chủng loại vật liệu, vật tư.
- Tốt nhất bạn nên thuê tư vấn độc lập kiểm tra, tính toán lại.
Lưu ý vật tư, vật liệu, thiết bị.
Vật tư, vật liệu, thiết bị trong hợp đồng phải thể hiện rõ: đơn giá, nguồn gốc xuất sứ, thương hiệu, kích thước, màu sắc, chất liệu, chỉ tiêu lý hóa, tiêu chuẩn kiểm định, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm…
Tất cả các thông số trên đều được thể ghi rõ trên nhãn sản phẩm, ngoài ra trên nhãn sản phẩm còn thể hiện: nơi sản xuất, số lô, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng…Vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ trước khi cho phép nhà thầu đưa vào sử dụng, tránh trường hợp bị thay thế bởi hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.
Hai sản phẩm giống nhau hoàn toàn chỉ thay đổi một thông số nào đó thì chất lượng, giá cả có thể đã khác nhau rất nhiều, bạn hiểu ý tôi chứ?
Biện pháp thi công.
Khi ký hợp đồng trọn gói phải thống nhất biện pháp thi công là gì? Ví dụ: sử dụng cốp pha loại nào, cốp pha gỗ, thép, nhôm, nhựa, phim…, đổ bê tông thương phẩm hay bê tông thủ công….Việc thay đổi biện pháp thi công có thể ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành công trình.
Nguyên tắc xử lý thay đổi thiết kế, vật liệu, thiết bị.
Trong quá trình thi công có thể có sự điều chỉnh thiết kế, thay đổi nguyên vật liệu từ phía chủ nhà, việc này cần thống nhất và đưa ra nguyên tắc xử lý ngay từ đầu
Hợp đồng cung ứng vật liệu thiết bị
Hợp đồng cung ứng vật liệu, thiết bị cũng theo nguyên tắc hợp đồng mua bán thông thường nói chúng. Tôi đã lưu ý 2 vấn đề nay ở trên, tuy nhiên xin phép được nhắc lại lần nữa:
- Thứ nhất:
Trong hợp đông mua bán phải ghi rõ đơn giá, nguồn gốc xuất sứ, thương hiệu, kích thước, màu sắc, chất liệu, chỉ tiêu lý hóa, tiêu chuẩn kiểm định, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm…
- Thứ hai:
Khi nhận sản phẩm phải kiểm tra kỹ nhãn hàng hóa xem có đầy đủ thông tin và đúng với nội dung đã ký kết trong hợp đồng không?
Mẫu hợp đồng thi công nội thất
Hợp đồng thi công nội thất tương tự hợp đồng cung ứng vật liệu, thiết bị, tuy nhiên sản phẩm ở đây là đồ dùng hoặc sản phẩm trang trí nội thất.
Vì vậy, về nguyên tắc cần quy định rõ vật liệu được đưa vào sử dụng và sản phẩm hoàn thành phải đạt những tiêu chí như thế nào.
Bài viết này đã chia sẻ một số nguyên tắc và lưu ý quan trọng về hợp đồng làm nhà, để tìm hiểu và download các mẫu này, bạn truy cập theo các đường dẫn đến bài viết chi tiết.
Chúc bạn thành công!