Xác định phương án làm nhà tối ưu.

Nhiều gia đình không xác định rõ định hướng khi làm nhà dẫn đến tình trạng lãng phí diện tích sử dụng, tốn kém tiền làm nhà, tiền mua xắm nội thất, bất cập khi sử dụng.

Hoặc có trường hợp bố trí không hợp lý, diện tích chổ thừa, chổ thiếu… Vì vậy bạn cần ghi nhớ 2 điều dưới đây để không bị rơi vào các trường hợp như trên.

Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể xem thêm tại bài viết 5 kinh nghiệm để có phương án làm nhà tốt nhất

Kinh nghiệm làm nhà tối ưu và tiết kiệm nhất

Yêu cầu diện tích sử dụng và tính kết nối các không gian chức năng.

Yêu cầu diện tích sử dụng của các gia đình là không giống nhau, phụ thuộc vào 2 yếu tố:

- Nhu cầu sử dụng, sở thích và khả năng tài chính cũng như quỹ đất của gia đình.

- Số lượng các thành viên và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Bạn lưu ý là yêu cầu này được tính cho trước mắt và có thể thay đổi trong tương lai, chẳng hạn như nhà bạn có thêm thành viên, hay có người thân lưu trú.

Các bạn cần tính toán để vừa đủ, tránh tình trạng dư thừa, lãng phí

- Việc tính toán, bố trí không gian chức năng trong ngôi nhà rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Tính hợp lý trong việc thông gió, ánh sáng, kết nối trong, ngoài nhà.

Bố trí tổng thể công trình.

Bố trí tổng thể công trình có nghĩa là việc xác định vị trí, phương hướng các hạng mục trên miếng đất. Bạn cần xem xét các yếu tố dưới đây:

- Quan hệ khu đất với giao thông khu vực;

- Hướng đất theo địa lý;

- Hướng đất theo tuổi;

Hầu hết các trường hợp không thể tối ưu cả 3 yếu tố trên cùng lúc, bạn cần so sánh lựa chọn phương án hợp lý nhất cho gia đình mình. Lúc này, cần người có kiến thức và kinh nghiệm tư vấn sẽ chính xác và nhanh chóng hơn.

Sau khi đã xác định được phương án làm nhà tối ưu nhất, bây giờ mới sang giai đoạn thiết kế công trình, bạn tìm hiểu thêm tại thiết kế nhà nhé

Tính toán và tiết kiệm tiền xây nhà

Đây là vấn đề đau đầu mà chủ nhà nào cũng mắc phải: làm hết bao nhiêu tiền, đủ hay thiếu, đắt hay rẻ, có cách nào để tiết kiệm không?…

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết vấn đề tài chính khi làm nhà tại làm nhà tiết kiệm

xây nhà tiết kiệm

Các loại chi phí làm nhà.

Các loại chi phí làm nhà bao gồm:

- Chi phí nhân công: xây dựng, điện nước, nội-ngoại thất

- Chi phí vật liệu: cát, đá, xi, thép, gạch, ngói…

- Chi phí thiết bị: điện, vệ sinh, thang máy, hệ thống camera, internet, thang máy (nếu có)

- Chi phí máy: máy múc, đổ bê tông, ép cọc (nếu có)…

- Chi phí thiết kế, giám sát (nếu có)

- Chi phí chung: cấp phép xây nhà, làm lán trại tạm (nếu có), bồi dưỡng thợ.

- Dự phòng phí: thay đổi thiết kế, hao hụt vật liệu.

Ngoài ra nếu nhà bạn có sân, vườn, tường rào, cổng ngỏ thì bạn phải tính thêm cả những chi phí này nữa.

Dự trù kinh phí làm nhà

Để dự trù kinh phí làm nhà cơ bản có 2 cách:

- Một là: dựa trên suất đầu tư m2 sàn xây dựng.

- Hai là: tính theo dự toán chi tiết.

Làm theo cách này, bạn phải nắm rõ cách tính toán khối lượng vật tư, vật liệu, thiết bị, định mức sử dụng, đơn giá...

Hoặc để nhanh chóng, bạn có thể thuê đơn vị tư vấn lập bảng dự toán công trình. Bạn chỉ việc theo dõi, điều chỉnh các con số trong đó khi làm nhà.

Xác định quy mô công trình phù hợp với số tiền làm nhà

Trong nhiều trường hợp số tiền bạn có để làm nhà là cố định, khi đó bạn phải làm bài toán ngược, tức là với ngân sách như vậy, bạn có thể làm được ngôi nhà như thế nào và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng hay không?

Tính toán khối lượng khi làm nhà.

Tính toán khối lượng vật tư, vật liệu cần thiết phải đưa vào công trình: bê tông, xi măng, sắt thép, gạch xây, gạch ốp lát, sơn, bả…Việc này giúp bạn kiểm soát được mức độ sử dụng vật tư vật liệu của nhà mình, lãng phí hay tiết kiệm, nhiều hay ít để kịp thời điều chỉnh

Nhiều gia đình không biết hoặc không quan tâm đến những con số này dẫn đến thất thoát lãng phí mà không biết.

Định mức sử dụng vật liệu.

Có một cây hỏi được đặt ra là: xây một m3 tường hoặc đổ 1m3 bê tông hay trát 1m2 tường hao phí hết bao nhiêu xi măng, cát, đá, hay gạch xây…

Định mức sử dụng vật liệu là hao phí vật liệu cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc nào đó. Biết được định mức sử dụng vật liệu giúp bạn tính toán được hao phí các loại vật liệu cơ bản: xi măng, cát, đá, cốp pha, cốt thép, các loại vật liệu phụ: thép buộc, đinh sắt...

Pháp lý khi làm nhà.

Làm nhà cũng giống như hoạt động sản xuất kinh doanh, phải chịu sự quản lý của nhà nước. Vì vậy, bạn cần nắm được các quy định pháp lý liên quan, nội dung này bảo bao gồm những phần sau: 

Để biết thêm chi tiết bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tại giấy phép xây dựng nhà ở theo thông tư 15/2016/TT-BXD

Cơ sở thực hiện

Cơ sở thực hiện việc quản lý, cấp phép xây dựng nhà ở được quy định tại Luật xây dựng 50/2014/QH13 năm 2014, hướng dẫn thực hiện tại nghị định số 59/2015/NĐ-CP của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và thông tư 15/2016/TT-BXD năm 2016 của Bộ Xây Dựng về hướng dẫn cấp phép xây dựng.

Tuy nhiên việc quy định trình tự, thủ tục, nội dung chi tiết cụ thể ở các Tỉnh là khác nhau. Vì vậy, trên cơ sở pháp lý chung của nhà nước, bạn cần biết quy định chi tiết ở địa phương mình. Nội dung này bao gồm:

Quy định cấp phép xây nhà

Thể hiện những trường hợp nào xin cấp phép xây dựng, và điều kiện, yêu cầu cần thỏa mãn để được cấp phép?

Thủ tục cấp phép

Các quy định về trình tự, thủ tục cấp phép xây dựng

Thành phần hồ sơ

Quy định nội dung, thành phần hồ sơ cấp phép xây dựng cần có: đơn xin cấp phép xây dựng, bản vẽ, hồ sơ quyền sử dụng đất...

 

hồ sơ cấp phép xây dựng

Các loại hợp đồng, báo giá xây dựng

Các loại hợp đồng, báo giá là phần không thể thiếu khi bạn làm việc với bất ký nhà cung cấp nào.

Nội dung cần chú ý và các mẫu cần thiết bạn xem tại hợp đồng giao khoán nhân công, cung ứng vật liệu, thiết bị

Thực tế là có rất nhiều công việc mà chủ nhà không lường trước được. Vì vậy, bạn cần phải nắm rõ nội dung, các điều khoản trong hợp đồng, nghĩa vụ và quyền hạn của các bện, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Khi là nhà có thể có các loại hơp đồng sau:

- Giao khoán nhân công thi công nhà ở

-Thiết kế kiến trúc, nội thất

- Cung cấp vật liệu thiết bị

- Thi công nội thất.

- Làm nhà trọn gói

Liên hệ nhà cung cấp.

Làm nhà chưa bao giờ là việc đơn giản, nhưng có cách nào để bạn dễ dàng đạt làm được ngôi nhà như mình muốn với chi phí thấp nhất?

Câu trả lời đó chính là việc lên kế hoạch thực hiện chi tiết, cụ thể ngay từ ban đầu. Để tôi chỉ rõ hơn giúp bạn nhé:

Sau khi bạn có định hướng rõ ràng về việc làm nhà, dự trù được tài chính, biết cách tính toán và kiểm soát khối lượng công việc.

Bây giờ, bạn hãy liệt kê danh sách tất cả các nhà cung cấp và đối tác cần thiết để có thể tiến hành công việc. Vì sao phải làm như vậy và lấy thông tin nhà cung cấp đó ở đâu? Xin chờ một chút, mình sẻ chỉ cho bạn.

- Thứ nhất: bạn lên danh sách nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ sớm, bạn sẽ có nhiều cơ hội chọn được nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Bạn có thời gian so sánh, tìm hiểu chất lượng, xem xét đánh từ phía khách hàng của họ.

- Thứ 2: bạn có nhiều hơn cơ hội thương lượng giá cả với nhà cung cấp. Tôi được biết nhiều loại vật tư, vật liệu: sơn, bả, điện, nước, thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát… các đại lý được hưởng chiết khấu khá cao so với giá bán trên thị trường, nếu thương lượng sớm bạn có thể đàm phán để mua với giá gốc hoặc gần với giá gốc

- Thứ 3: câu hỏi đặt ra là bạn có thể tìm các đơn vị đó ở đâu và làm sao để thương lượng thành công với họ.

Một tin rất vui cho bạn là việc đó đã có chúng tôi giúp bạn làm việc đó.

Danh sách nhà cung cấp bạn cần liên hệ gồm những ai:

Nhà thiết kế

Đây là nhà cung cấp dịch vụ bạn phải làm việc đầu tiên. Hiện nay nhiều nhà rất sai lầm là làm nhà mình theo thiết kế có sẵn hoặc tự thiết kế.

Tôi đồng ý là có thể bớt được một chút kinh phí ban đầu, nhưng tôi thấy những nhà này thường bất cập về mặt công năng, đập phá, sửa chửa nhiều, không định hướng và kiểm soát được khối lượng công việc, dẫn đến lãng phí, tốn kém.

Trong khi đó thật sự là chi phí thiết kế không phải là bạn mất đi mà bạn chuyển hóa nó vào giá trị của ngôi nhà: hình thức, thẩm mỹ đẹp hơn, công năng sử dụng tối ưu, tránh được sai sót, đập phá trong quá trình thi công. Đồng thời bạn có thể hoàn toàn chủ động trong công việc.

Nhà cung cấp vật liệu, thiết bị

Nhà cung cấp vật liệu, thiết bị dựng bao gồm:

- Vật liêu thô: cát, đá, xi măng, sắt thép, gạch xây.

- Vật liệu hoàn thiện: sơn, bả, gạch, đá ốp lát, lan can, kính, cửa đi, cửa sổ…

- Vật liệu nội thất: thạch cao, giấy dán tường, gỗ lát sàn…

- Thiết bị: điện, nước, thang máy, hệ thống an ninh, camera, internet…

Đội thi công xây dựng, điện nước, nội-ngoại thất (nếu cần)

Hãy chọn đội thi công có uy tín, đã thực hiện các công trình tương tự và được các gia đình khách hàng đánh giá cao.

Trên đây Giupbanlamnha.com đã chia sẻ những nội dung cơ bản, cần thiết và quan trọng nhất khi tiến hành làm nhà, hy vọng sẽ có ích cho bạn và gia đình!

Chúc bạn thành công