Bản chất của xây nhà trọn gói là gia chủ thuê đơn vị làm nhà thay mình thực hiện cả các công việc theo yêu cầu nào đó.
Việc có nên xây nhà theo hình thức trọn gói phụ thuộc vào ưu, nhược điểm của nó trong từng trường hợp khác nhau. Vì vậy khi quyết định phải dựa trên những căn cứ cụ thể.
Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ với bạn các cách để nhận biết khi nào nên làm nhà trọn gói.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề khác liên quan đến làm nhà trọn gói, có thể tìm hiểu thêm tại bài viết https://giupbanlamnha.com/xay-nha-tron-goi. Tôi tin nó sẽ rất có ích cho bạn.
Bạn không có thời gian hoặc không có chuyên môn làm nhà.
Quỹ thời gian cho phép và công việc hiện tại.
Bạn là người bận rộn trong công việc, hoặc công việc của bạn ảnh hưởng đến nhiều người khác khiến bạn không thể dành thời gian cho việc làm nhà.
Ngoài ra, một số trường hợp phải nghỉ việc đang làm để dành thời gian cho việc làm nhà trong khi hiệu quả công việc chưa biết đến đâu.
Bạn có thể nhờ người thân trong gia đình quản lý, trông coi giúp. Tuy nhiên, nếu là người trẻ ai cũng có công việc riêng của họ, nếu là người già thì họ cần được nghỉ ngơi trong khi làm nhà là công việc tốn thời gian, phức tạp, vất vã... Chưa kể đến việc bạn sẽ phải mang ơn họ nọ kia.
Khi đó có thể bạn phải đến phương án làm nhà theo hình thức chìa khóa trao tay.
Kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng
Trong trường hợp bạn có thể bố trí được thời gian làm nhà cho mình, bạn có nên tự làm nhà theo cách truyền thống?
Việc này tùy thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực xây dựng nữa. Vì sao vậy?
Nếu bạn là người không có chuyên môn trong việc làm nhà, bạn có thể mắc phải một số bất cập dưới đây:
- Công năng sử dụng không hợp lý (trường hợp bạn không thuê thiết kế)
- Thi công không đúng theo bản vẽ thiết kế.
- Kể cả khi đã thuê thiết kế thì dù chi tiết đến mấy, việc biến những ý tưởng trên giấy thành công trình thất ngoài đời còn khoảng cách khá xa, và không có công trình nào thì công dựa tất cả vào bản vẽ được.
Vì vậy trong quá trình làm dễ xảy ra phát sinh dẫn đến phải đập phá, sửa chữa, thay mới....gây tốn kém, lãng phí
- Thi công không đúng kỹ thuật dẫn đến các sự cố: lún, nứt, thấm, dột....
Do đó, bạn nên tự làm khi hội tụ đủ cả hai yếu tố: có quỹ thời gian cho phép và có kiến thức nhất định trong lĩnh vực xây dựng.
Nhà thầu thi công trọn gói phải có năng lực thật sự.
Quyết định làm nhà theo hình thức trọn gói chỉ là điều kiện cần, việc tìm được đơn uy tín, đủ là năng lực thực hiện mới là điểu kiện đủ. Tại sao ư?
Thi công nhà trọn gói về bản chất là đang làm dịch vụ: tổ chức, giám sát thực hiện, quản lý chất lượng công trình...
Cùng một công việc như nhau, giao cho các đơn vị khác nhau kết quả bạn nhận được sẽ rất khác xa nhau.
Nếu chẳng may bạn giao cho đơn vị yếu kém về năng lực, cách tổ chức không tốt thì kết quả còn tệ hại hơn nhiều so với cách làm nhà truyền thống
Bạn chỉ nên thuê đơn vị làm nhà trọn gói khi họ có đủ các yếu tốt sau:
Giỏi chuyên môn và nhiều kinh nghiệm thi công.
Trước hết bạn nên tìm hiểu xem đơn vị đó đã thi công nhiều công trình tương tự chưa?
Sau đó tìm hiểu người của công ty chịu trách nhiệm trực tiếp làm nhà cho bạn bắt buộc phải là người giỏi về nghiệp vụ xây dựng và có kinh nghiệm thực tế thi công.
Công trình của bạn có chất lượng hay không phụ thuộc vị trí của người này. Nhiều đơn vị chém gió, bla bla... nhưng sau đó đem con bỏ chợ, bỏ mặc các đội thờ thuyền muốn làm gì thì làm, bởi họ có biết gì đâu mà quản lý với giám sát...
Cuối cùng là chất lượng chẳng ra gì.
Năng lực tư vấn giỏi.
Đơn vị làm nhà trọn gói ngoài việc thi công theo đúng hồ sơ thiết kế phải là người đưa ra các giải pháp kỹ thuật thi công, tư vấn cách lựa chọn vật liệu, thiết bị, nội thất cho gia chủ sao cho hiệu quả và tiết kiệm.
Muốn vậy đơn vị đó phải thực sự có năng lực, tận tâm, vì lợi ích của chủ nhà.
Năng lực quản lý tốt.
Giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm, tư vấn tốt thôi vẫn chưa đủ. Đơn vị thi công phải có hệ thống, quy trình quản lý công việc tốt, biết đầu mối, sắp xếp công việc....
Nội dung hợp đồng chi tiết, rõ ràng.
Trước khi đặt bút ký hợp đồng bạn nên tìm hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng mẫu xem có chi tiết, rõ ràng, vướng mắc gì không. Các nội dung bạn nên kiểm tra hợp đồng gồm:
- Yêu cầu chất lượng công việc.
- Thông tin chi tiết nguyên vật liệu, thiết bị đưa vào sử dụng: giá cả, nguồn gốc, thương hiệu, mã hàng, mẫu mã sản phẩm, chất liệu, mầu sắc...
- Cách tính giá trị hợp đồng
- Hình thức tạm ứng, thanh toán,
- Bảo hành công trình...