Các nguyên nhân cửa các hiện tượng thấm dột.
Lún không đều do nền đất yếu, móng không đủ chịu tải.
Có thể khẳng định đây là nguyên nhân hàng đầu (Thậm chỉ phải chiếm đến hơn 90%) dẫn đến các hiện tượng, sự cố: nứt, lún, thấm dột... khi xây dựng công trình.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các sự có thể xảy ra đối với ngôi nhà do nên đất yếu tại đây
Tuy nhiện, thực sự hết sức đáng buồn là nguyên nhân này thường bị bỏ qua hoặc không được để cập tới khi tính toán các giải pháp chống thấm cho ngôi nhà.
Hiện nay, để ngôi nhà không bị thấm, việc đầu tiên chủ nhà nghỉ đến là sử dụng hóa chất chống thấm, sử dụng mái che... mà không biết rằng nền đất yếu, công trình bị lún lệch, nứt gãy kết cấu chính của ngôi nhà là nguyên nhân lớn nhất gây ra thấm dột và một loạt các sự cố khác cho ngôi nhà: nứt, nghiêng...
Điển hình nhất của trường hợp này là làm nhà trên nền đất yếu có chiều dày lớn (ao, hồ, hố bom....) hoặc làm nhà trên hai thân đất khác nhau.
Ngoài ra, một số trường hợp đất nền không quá yếu nhưng diện tích đế móng quá bé cũng dẫn đến tình trạng này, đặc biệt là với những trường hợp làm nhà theo kinh nghiệm của thợ, không có thiết kế.
Kết cấu không đủ chịu lực dẫn đến nứt, gãy.
Trường hợp này không nhiều nhưng cũng không hiếm gặp.
Điển hình nhất cho trường hợp này đó là việc xây các bức tường ngăn phòng, tường nhà vệ sinh lên sàn nhưng không có dầm đỡ, lý dó là chủ nhà không muốn có dầm cắt ngăng qua phòng ngủ hoặc phòng khách.
Mặc dù lượng cốt thép vẫn đảm bảo điều kiện chịu tải nhưng sàn bê tông bị võng và độ võng này càng ngày càng tăng theo thời gian dẫn đến nứt sàn.
Ngoài ra, một số trường hợp hay gặp nữa đó là bố trí cốt thép sai vị trí (miền chịu lực) dẫn đến hiện tượng nứt dầm, sàn... cũng góp phần đáng kể gây ra hiện tượng thấm dột công trình.
Công tác đổ và bảo dưỡng bê tông không đảm bảo.
Đây là nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến ngôi nhà bị thấm, dột. Cụ thể:
- Đầm bê tông không kỹ, đặc biệt là chổ giao nhau giữa dầm, sàn, cột dẫn đến bên trong kết cấu bê tông bị rỗng (hay còn gọi là bánh mỳ) gây ra hiện tượng thấm sàn, nhất là sàn mái và sàn vệ sinh.
- Sau khi đổ bê tông xong, công tác bảo dưỡng bê tông không tốt, bê tông bị nứt do không cung cấp đủ nước trong quá trình thủy phân xi măng cũng có thể dẫn đến thấm sàn.
Công tác vệ sinh trong quá trình thi công không đảm bảo.
Trong quá trình thi công, công tác vệ sinh không đảm bảo cũng có thể dẫn đến các hiện tượng thấm sàn hoặc trần bị loang lỗ. Có thể kể ra đây một số nguyên nhân sau:
Không dọn dẹp vệ sinh cốp pha dầm sàn, bê tông có thể bị lẫn một số vật dụng: dây nhợ, bao bì, gỗ vụn... theo thời gian các vật dụng này bị phân hủy, sàn có thể theo đó và ngấm, xuất hiện các vết loang lỗ.
Thấm ngang tường tại các vị trí xung yếu.
Tường có thể bị thấm ngang tại các vị trí xung yếu, cụ thể như sau:
- Vị trí lỗ giáo: đây là trường hợp khá phổ biến nhiều nhà mắc phải. Lỗ giáo thường được hoàn thiện sau khi trát áo xong vì vậy tường xây khu vực này bị co ngót mạnh hơn so với các tường lân cận dẫn đến hình thành vết nứt tại vị trí tiếp giáp giữa lỗ giáo và tường cũ.
Nếu không có biện pháp chống thấm, nước mưa sẽ theo khe nứt này ngấm vào trong tường và khu vực xung quanh.
- Vị trí các gờ, cạnh cửa.
Tại vị trí các gờ (phào, chỉ), đỉnh tường, cạnh cửa thường dễ xuất hiện vết nứt, mặt khác khi sơn chống thấm thường hay bị bỏ qua các vị trí này. Nước mưa sẽ đọng lại và ngấm vào trong tường.
Ngoài ra, để tìm hiểu các vấn đề khác liên quan đến thi công, xây dựng nhà cửa bạn có thể xem thêm tại bài viết: https://giupbanlamnha.com/thi-cong-nha-o
Qua đó, ngoài vấn đề phóng và tránh thấm dột cho ngôi nhà bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn nữa về các vấn đề khác liên quan đến ngôi nhà.
Trường hợp bạn ở Thanh Hóa và các tỉnh lân cận cần liên hệ tư vấn thi công chống thấm dột cho ngôi nhà có thể liên hệ theo sô diện thoại: 0934 596 525 để được hỗ trợ tốt nhất, chi tiết dịch vụ xem tại: Dịch vụ chống thấm tại Thanh Hóa, uy tính, chất lượng, giá tôt!
Biện pháp phòng tránh và xử lý thấm dột.
Để phóng và tránh thấm dột trước hết cần nắm rõ nguyên nhân, từ đó chúng ta mới đưa ra được phương án xử lý tối ưu nhất.
Ban có thể tưởng tượng khâu thiết kế và biện pháp thi công giống như việc phòng bệnh, việc sử dụng hóa chất hoặc các phương pháp sau khi hoàn thiện công trình giống như chữa bệnh. Bản thân tôi thì thích phòng hơn chữa bệnh, nếu bạn kết hợp được cả hai thì càng tốt.
Dưới đây là các biện pháp bạn có thể tham khảo và làm theo, bạn nên áp dụng đồng thời tất cả các phương pháp này chúng tôi tin tưởng hiện tượng thấm dột sẽ được loại bỏ gần như hoàn toàn.
Xử lý nền móng trước khi thi công.
Khi thi công nhà, việc đầu tiên và quan trọng nhất là xử lý nền đất yếu (Trường hợp làm nhà trên nền đất tốt cũng cần hết sức lưu ý công tác vệ sinh hố móng để tránh hiện tượng lún lệc).
Các phương án xử lý nên đất yếu bạn có thể nghỉ đến là: thay nền, ép cọc... chi tiết bạn có thể xem thêm bài viết Nguyên nhân, cách phòng tránh và xử lý sự cố khi làm nhà.
Thiết kế các cấu kiện chịu lực phải đúng, đủ khả năng chịu tại.
Thiết kế móng phải đảm bảo độ sâu chôn móng và diện tích đế móng.
Thông thường diện tích đế móng và chiều sâu chôn móng được lấy theo kinh nghiệm của người thiết kế hoặc thi công và không được tính toán chi tiết. Với những người thiếu kinh nghiệm thường chọn diện tích đế móng không đủ hoặc đủ về mặt lý thuyết nhưng không lường hết được các sai số khi thi công.
Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên làm móng đủ diện tích, đủ chiều sâu, dư một chút không sao vì thực tế chi phí bỏ ra không nhiều nhưng hiệu quả mang lại rất lớn: phòng tranh nứt, thấm dột, lún, nghiêng, giảm tải cho giằng móng....
Công tác đổ và bảo dưỡng bê tông.
- Trước khi đổ bê tông phải dọn dẹp mặt bằng sạch sẽ, không được để dây nhợ, cốp pha, bao bì vương vãi trên sàn. Nên tưới nước rửa thép sàn, ván khuôn một lượt vừa đảm bảo vệ sinh vừa tăng độ bám dính giữa bê tông và côt thép.
- Khi đổ bê tông cần lưu ý đầm kỹ, đặc biệt là vị trí tiếp giáp giữa cột, dầm, sàn, tránh bê tông bị rỗ (bánh mỳ)
- Khi nghỉ giải lao giữa hai lần đổ bê tông, vị trí giáp nối giữa bê tông mới và cũ không được nằm gần đầu cột, nách dầm và sàn, giữa nhịp dầm, giữa nhịp sàn (tại các vị trí này bê tông cốt thép làm việc nhiều nhất)
- Sau khi đổ bê tông phải bảo dướng đúng cách. Tốt nhất bạn có thể trải nilong ngay sau khi đổ, khi bề mặt bê tông se lại có thể tiến hành tưới sàn sao cho luôn đảm bảo đổ ẩm cần thiết.
Trường hợp đổ bê tông vào mùa nằng nóng bạn có thể tiến hành xây be gạch bao quanh và tiến hành ngâm sàn. Trong quá trình bê tông phát triển cường độ (đạt giá trị lớn nhất sau 28 ngày) bê tông cần đủ nước để xi măng thủy phân hoàn toàn, quá trình này sinh nhiệt rất lớn, vì vậy luôn cần đủ nước và dưỡng ẩm cho bê tông.
Công tác vệ sinh trong quá trình thi công.
Trong quá trình thi công phải luôn đảm bảo cốp pha, cốt thép sạch sẽ.
Trước khi xây tường, đặc biệt là tường bao và tường vệ sinh phải rửa sàn thật sạch và đổ hồ dầu (nước xi măng đặc) trước khi xây.
Xử lý các vị trí xung yếu trên tường.
- Khi hoàn thiện lỗ giáo phải xây chèn gạch trước, chờ gạch xây khô hẵn mới tiến hành trát áo. Nhưng phải trát áo làm nhiều lớp, không được để lớp trát quá dày (hơn 2cm) dễ dẫn đến hiện tượng vữa xây bị co ngót và hình thành vết nứt.
- Khi hoàn thiện ngoài nhà tại các vị trí gờ, cạnh, khung cửa, phào chỉ... phải tạo độ dốc bề mặt không được để cho nước mưa đọng lại.
- Khi sơn chống thấm phải phủ toàn bộ các vị trị này (đây là những nơi thường hay bị bỏ quên)
Sử dụng các biện pháp che chắn công trính.
Có thể dễ dàng nghỉ đến các phương án như:
- Lợp mái tôn: đây là phương pháp khá phổ biến, vửa có tác dụng chống thấm đồng thời có tác dụng chống nóng cho công trinh.
- Lát gạch chống nóng, đồng thời cũng có tác dụng chống thấm.
Xử lý thấm dột bằng cách sử dụng hóa chất chống thấm.
Ngoài việc áp dụng các biện pháp nếu ở trên, để phòng ngừa và tăng cường khả năng chống thấm dột cho công trình bạn có thể sử dụng các loại hóa chất chống thấm cho công trình.
Mỗi loại hóa chất có tính chất, công dụng khác nhau, khi sử dụng cần phải nắm rõ đặc điểm từng loại đồng thời phải biết múc đích sử dụng của mình là gì? Chống thấm theo phướng đứng hay phương ngang, vị trí chống thấm ở đâu: mái, tường đứng, vệ sinh, bể chứa, bể bơi, trong nhà, ngoài nhà... nhà mới xây hay nhà cũ....
Để biết các loại vật liệu chống thấm làm việc như thế nào, đặc tính ra sao và phạm vi áp dụng đến đâu bạn có thể thoi dõi phần tiếp theo của bài viết này.
Các loại vật liệu chống thấm, phạm vi sử dụng.
Sika chống thấm.
Sika là một dòng sản phẩm do tập đoàn Sika AG Thụy Sỹ sản xuất chuyên về chống thấm. Các sản phẩm chống thấm của Sika tương đối đa dạng, khá phổ biến và dễ sự dụng.
Về hình thức sử dụng có 3 loại chính:
- Hóa chất Sika chống thấm.
Có thể kể đến các dóng sản phẩm như:
Sika Latex
Sikaproof Membrane
Sika Top Seal 107
Sika Multiseal
Sika Bituseal
Sikalastic 450
Sika Lite
- Màng chống thấm Sika:
Màng chống thấm Sika có 2 loại: màng khò nóng và màng khò tự dính, có ưu điểm là: tuổi thọ cao, dễ làm, chi phí phù hợp.
- Băng cản nước Sika:
Thích hợp cho các công trình chứa nước: bể nước, hồ bơi....
Sơn chống thấm.
Sơn chống thấm là một dòng sản phẩm các thương hiệu sơn sản xuất dùng chuyên cho chống thấm tường ngoài các công trình. Về cơ bản, sơn chống thấm có thành phần chủ yếu bao gồm: nhựa Acrylic, chất tạo màu, phụ gia và nước.
Khi sử dụng được trộn lẫn với xi măng (hoặc không) tạo thành lớp áo bảo vệ toàn bộ công trình khỏi các hiện tượng thấm, dột, đặc biệt là thấm tường đứng.
Có thể kể đến các thương hiệu sơn chống thẩm được sử dụng khá phổ biến trên thị trượng hiện nay:
Dulux
Kova
Jotun
Băng cản nước
Băng cản nước là loại vật liệu được làm từ PVC nguyên sinh 100% có độ bền cao chuyên dùng để chống thấm tại các vị trí mối nối trong công trình dân dụng, cầu đương, thủy lợi, hồ đập.
Đối với công trình dân dụng, bang cẳn nước chủ yếu được sử dụng ở các vị trí mạch ngừng thi công, vị trí tiếp giáp công trình mới và cũ.
Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu băng cản nước khác nhau, nhưng chủ yếu có 3 loại chính:
PVC Waterstop
Sika Waterbars
PVC Vinstop
Màng chống thấm bitum
Màng chống thấm bitum là sản phẩm từ Polyme tổng hợp có độ bám dính cực tốt khi gặp nhiệt độ cao, ngoài ra còn có tác dụng chống va đập, mài mòn.
Được sản xuất thành từng cuộn, màng chống thấm bitum rất thích hợp cho việc chống thấm các mặt bằng có diện tích lớn: nhà xưởng, sàn mái, đáy bể, bãi thải, lót đáy cho các bể dầu....
Mạng chống thấm bitum có 2 dạng: chống thấm tự dính (dùng hòa chất làm keo) và dạng khò nóng bằng nhiệt.
Nước thủy tinh.
Nước thủy tinh là một dạng Gel đặc sánh, thành phần của nó là Natri Silicat (Na2SiO3, mNa2O, nSiO2).
Nước thủy tinh có thể được sử dụng cùng với xi măng, cát để xử lý các vết đứt gãy, mối nối trong xây dựng bằng cách quét hoặc bơm đầy khe nứt.
Keo Epoxy.
Keo Epoxy là hợp chất hữu cơ gốc nhựa Composite, được sản xuất từ các nước tiên tiến trên thế giớ: Mỹ, EU và phải đảm bảo các tiêu chuẩn cần có: No VOCs, No Fumes, No Respirator require.
Keo Epoxy có hai loại: một và hai thành phần.
- Keo Epoxy một thành phần là loại keo trong đó đã có sẵn chất làm cứng Hardener, có tốc độ đông kết nhanh hơn keo hai thành phần nên được gọi là keo Epoxy khô nhanh, keo dán nhanh.
- Keo Epoxy hai thành phần có phần nhựa và thành phần làm khô dược tách rời nhau, có thể điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ đông kết bằng cách thay đổi tỉ lệ pha trộn. Trong quá trình đông đặc sẽ hình thành các liên kết với bề mặt. Vì vậy keo Epoxy hai thành phần có khả năng chống thấm, chịu nhiệt, độ cứng vượt trội so với keo Epoxy một thành phần.
Các sản phẩm keo Epoxy trên thị trường hiện nay có thể kể đến các sản phẩm như:
Epoxy 3M Scotch-Weld ™ DP270, 3M DP420, Multi Purpose 511, Epoxy Fix Selleys, Pioneer Durasteel 5 Eboxy, Crystal Clear Epoxy Resin, Epoxy Pioneer Plus Five, X’traseal Epoxy Putty, X’Traseal Epoxy A.B, S-Epoxy
Giấy dầu.
Giấy dầu (giấy dầu chống thấm) là sản phẩm của: nhựa đường, bột đá, giấy Karaf, lưới và một số phụ gia khác được sản xuất theo phương pháp đùn, có chiều dày 0,2-1 mm.
- Bột đá có tác dụng tạo thành bộ khung, định hình cấu trúc.
- Giấy Karaf là loại giấy có độ bền cao, chống xé, chống lão hóa.
- Nhựa đường là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất dầu mỏ màu đen, bình thường ở trạng thái rắn, khi gặp nhiệt độ cao sẽ chuyển sang rạng lỏng có độ sệt, bám dính.
- Màng lưới có tác dụng tăng cường độ dai, chống xé rách cho giấy dầu.
Giấy dầu sử dụng cho các công trình dân dụng khá hạn chế, chủ yếu là các công trình có bề mặt lớn: nền đường, nhà xưởng.
Cách sử dụng vật liệu chống thấm.
Cách sử dụng vật liệu chống thấm vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại vật liệu chống thấm đầu có ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng khác nhau.
Tuy nhiên có đặc điểm chung là trước khi lựa chọn loại vật liệu chống thấm nào phải biết chính xác mục đích chống thấm của mình là gì?
- Chống thấm cho công trình mới hay cũ.
- Nguyên nhân gây thấm: do nứt tường, sàn, mối nối, khe co giãn...
- Vị trí chống thấm: trên mái, tường, sàn, nhà vệ sinh, bể....
- Hình dạng vết nứt: dọc theo chiều dài hay thành từng mãng.
Căn cứ vào tất cả các yêu tố trên chúng ta mới đưa ra được phương án xử lý hợp lý hoặc phối hợp các phương án với nhau.
Dịch vụ chống thấm uy tín, chất lượng.
Trước khi đi ra quyết định sử dụng biện pháp chống thấm nào, việc đầu tiên cần làm đó là đánh giá tình hình, mức độ, tính chất công việc để từ đó lựa chọn phương án phù hợp nhất.
Gửi bạn mẫu hợp đồng, báo giá mới nhất dịch vụ thi công chống thấm tại Thanh Hóa của chúng tôi, chi tiết xem tại https://giupbanlamnha.com/hop-dong-bao-gia-thi-cong-chong-tham
Việc chống thấm cho công trình không chỉ đơn thuần là việc sử dụng các loại vật liệu chống thấm có sẵn trên thi trường, mà đó là tổng hợp ở nhiều khâu từ thiết kế, thi công, hoàn thiện, cho đến sử dụng vật liệu chống thấm.
Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ thêm về công tác chống thấm cho nhà mình, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 09345 96 525 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ chính xác nhất.